Hạt đác rim có thể để tủ đá, khi nào thích ăn bỏ ra ngoài nó sẽ mềm tự nhiên lại. Với 6 vị thơm ngon: Chanh dây, Thơm, Trà Xanh, Lá Dứa, Dâu, Hoa Đậu Biếc. Hạt đác trộn đá nhuyễn, hoặc ăn kèm trái cây dầm, sữa chua nếp than. Ô mê ly!
Hạt đác là một loại hạt đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang.
Hạt đác là hạt của cây đác – một loại cây sống chủ yếu tại những vùng Nam Trung Bộ như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Yên trên những khu vực núi đèo ẩm thấp.
Cây đác đơm bông kết trái từ tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch. Quả đác có hình cầu màu xanh, to như quả táo. Phải là cây đác 10 năm tuổi trở lên mới cho quả. Sau khi thu hoạch, cây mất 3 năm mới tạo quả trở lại.
Cây đác còn có tên gọi khác là cây báng, cây đoác, hay đoăk; tên khoa học là Arenga saccharifera Labill, thuộc họ dừa, mọc nhiều trong các khu rừng miền Trung-Tây Nguyên, đặc biệt xuất hiện dày ở nơi khe núi ẩm thấp. Thân cây to hơn cây dừa, lá xòe ra như tàu dừa dựng đứng, màu xanh lục, mặt dưới lá có màu trắng nhạt.
Quả đác có hình dáng giống như quả dừa nhưng bé hơn, quả kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt. Hạt đác sau khi được tách vỏ sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn có cảm giác giòn sần sật, vị béo và bùi.
Loại hạt này ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin,… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Hạt đác được lấy như thế nào?
Theo kinh nghiệm, quả đác thường được khai thác khi hột bên trong có độ mềm vừa phải, nhai nghe sần sật; nếu quả non thì hạt nhão, không ngon. Mùa thu hoạch đác rộ nhất từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Sau tháng 6, hạt đác già, cứng, không ăn được.
Buồng đác sau đó được cắt rời khỏi cuống, rơi xuống đất. Mọi người xúm lại chất củi khô lên đống quả để đốt vì bên dưới quả có nhiều lông, rất ngứa; đồng thời quả đác phải được thui chín thì mới dễ lấy hạt. Khi ngọn lửa tàn cũng là lúc những quả đác cháy rụng cuống nằm thành đống, khói lên nghi ngút.
Một người dùng rựa chặt vỏ đác, những người còn lại dùng một cây rừng bằng cổ tay chẻ làm đôi rồi cột chặt một đầu, sau đó đưa quả đác vào giữa kẹp mạnh khiến hạt đác trắng nõn bên trong văng ra. Mỗi quả đác chứa 3 hạt to bằng ngón tay út người lớn.
Phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt
– Mùi hương: Hạt đác không mùi trong khi hạt thốt nốt có mùi rất đặc trưng.
– Hình dạng: Hạt thốt nốt to hơn và có màu trắng trong, còn hạt đác nhẹ hơn và có màu trắng đục mịn.
– Hương vị: Thốt nốt ăn gần giống như dừa nước, mềm, dẻo hơn; cắn vào giữa hơi rỗng ruột và chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng nõn, hơi ngọt. Hạt đác có phần cùi hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa dai.
Công dụng của hạt đác:
Hạt đác chứa nhiều chất dinh dưỡng như: acid lauric, chloride, và sắt, kali, magie, canxi, natri, và phospho. Mang đến cho con người nhiều công dụng tuyệt vời:
Giảm cân
Do có bản chất là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát, vừa có khả năng đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể nên hạt đác rất có lợi cho những bạn có nhu cầu giảm cân.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Galactomannan là một cacbonhydrat có chứa trong hạt đác, chất này thường được sử dụng như một thành phần trong sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp, có chức năng làm giảm đau do viêm khớp.
Ngăn ngừa loãng xương
Bên trong mỗi 100g hạt đác có đến 91mg canxi nên nó rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu canxi và ngăn ngừa loãng xương cho cơ thể. Hạt đác còn hỗ trợ quá trình hấp thụ magie, nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hạt đác giúp bạn hấp thu các dưỡng chất, bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid… hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Hạt đác còn giúp cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường.
Bổ sung năng lượng
Hạt đác là một kho cung cấp nguồn dinh dưỡng đối với các vận động viên rèn luyện thể lực. Do nó có thể bổ sung năng lượng nhanh chóng, hỗ trợ và thúc đẩy những tế bào, mô, cơ bị tổn thương phục hồi và tái tạo trong thời gian ngắn.